Theo Tiền Phong, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Tổ công tác tháo gỡ khó khăn cho các dự án bất động sản kể từ cuối năm 022. Sau giai đoạn im ắng dài ngày, nhiều dự án hiện nay đã bắt đầu hoạt động trở lại.
Dự án Khu đô thị Tây Nam Việt Trì (Phú Thọ) - có chủ đầu tư là Công ty CP Đầu tư Bất động sản Toàn Cầu đã kéo dài nhiều năm vì những vướng mắc liên quan đến giải phóng mặt bằng. Diện tích thu hồi giai đoạn 1 của dự án là 28,3 ha. Phần diện tích đất đến nay đã giải phóng mặt bằng 13,1 ha. Trong đó, có hơn 7,2 ha là phần diện tích đất đã chi trả bồi thường, hỗ trợ, chuyển mục đích và bàn giao cho chủ đầu tư triển khai dự án, 5,9 ha là phần diện tích đã chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ nhưng chưa bàn giao, hơn 15,2 ha là phần diện tích đang thực hiện giải phóng, còn 13 hộ chưa nhận tiền hỗ trợ, bồi thường.
Ông Phan Trọng Tấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, có buổi làm việc với UBND thành phố Việt Trì vào đầu tháng 6 vừa qua để bàn về tiến độ giải phóng mặt bằng dự án đầu tư giai đoạn 1 của Khu đô thị Tây Nam Việt Trì. Việt Trì triển khai hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Dự án Novaworld Phan Thiết sau những ngày im ắng chờ đợi đến nghẹt thở đã bắt đầu sôi động trở lại sau khi Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Xây dựng làm việc với Tập đoàn Nova nhằm tháo gỡ vướng mắc, khó khăn về thủ tục của dự án này. Hoạt động thi công trên công trường diễn ra khá rầm rộ, trong khi nhiều khách hàng đã đến nhận nhà ở những phân khu xây xong, và tiến hành hoàn thiện để đưa vào sử dụng.
Đại diện Novaland - chủ đầu tư dự án cho biết nhu cầu thuê cũng tăng lên mạnh mẽ. Đa số các căn nhà phố dọc theo các trục đường chính sau khi hoàn thành đều được thuê loại. Đối với doanh nghiệp, giai đoạn khó khăn nhất đã trôi qua và hoạt động kinh doanh của tập đoàn Novaland dự kiến sẽ hồi phục vào quý III năm nay. Sắp tới, Novaland có kế hoạch tiếp tục phát triển dự án, sắp xếp lại và ưu tiên cho các công trình chuẩn bị hoàn thiện để tiếp tục bàn giao sản phẩm cho khách hàng. Bên cạnh đó, tập đoàn cũng sẽ tiếp tục rà soát quỹ đất, thoái vốn ở những quỹ đất chưa được phát triển nhằm giảm nợ, cũng như đàm phán thu xếp vốn cổ đông cho các dự án sẽ phát triển trong giai đoạn tới.
Bên cạnh dự án trên, hàng loạt dự án lớn của tập đoàn tại các địa phương khác như Đồng Nai cũng đang được cân nhắc gỡ vướng.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý 2 và phê duyệt kế hoạch kinh doanh 6 tháng cuối năm của Novaland cho thấy doanh thu thuần hợp nhất của tập đoàn sau quý II đạt hơn 1.040 tỷ đồng, tăng 72%. Trong quý III và quý IV, công ty dự kiến ghi nhận lãi sau thuế trở lại với con số là 310 tỷ đồng và 515 tỷ đồng tương ứng. Có thể nói, doanh nghiệp này thực sự đã thẩm thấu chính sách hỗ trợ gỡ vướng của chính phủ.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II mới công bố của Cty CP Vinhomes, kết quả kinh doanh của công ty đã có dấu hiệu khởi sắc. Cụ thể, trong quý II, doanh thu thuần của doanh nghiệp tăng gấp 7,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái khi đạt 32.833 tỷ đồng. Chuyển nhượng bất động sản tăng mạnh nhất và chiếm phần lớn với 30.107 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số 2.148 tỷ đồng của cùng kỳ. Sau 6 tháng, doanh thu thuần của Vinhomes đạt 62.100 tỷ đồng, tăng 364% so với cùng kỳ năm trước nhờ 5.400 căn bất động sản thấp tầng của dự án Vinhomes Ocean Park 2 đã được bàn giao. Theo đó, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt 21.600 tỷ đồng, tăng 295% so với cùng kỳ và hoàn thành xong 72% kế hoạch của năm.
Trong nửa đầu năm 2023m, doanh thu của Cty Cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest đạt hơn 1.527 tỷ đồng, tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái. Sau khi tính toán chi phí, lợi nhuận trước và sau thuế của công ty ở giai đoạn này lần lượt là 577 tỷ đồng và 414 tỷ đồng, tăng 67% và 50% so với cùng kỳ. Đặc biệt, doanh nghiệp ghi nhận sự cải thiện nhẹ về biên lợi nhuận sau thuế khi đạt 27% doanh thu, tăng nhẹ so với 25% được ghi nhận ở cùng kỳ năm 2022.
Trong quý II, nhiều doanh nghiệp khác cũng báo lãi như Tổng Cty CP Địa ốc Sài Gòn báo lãi 41 tỷ đồng, Nam Long đạt 231 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ. Đó là con số rất khả quan so với mức lỗ 11 tỷ đồng của quý I, tăng 57% so với cùng kỳ.
Theo nhận định của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn, lĩnh vực địa ốc giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Thị trường bất động sản trong vài năm gần đây đã gặp không ít thách thức và khó khăn, có nhiều vấn đề phát sinh cần được xử lý. Bộ Xây dựng cam kết cùng với nhà đầu tư trong nước - quốc tế và các doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh phát triển thị trường bất động sản tại Việt Nam theo hướng bền vững và lành mạnh.
Theo báo cáo mới đây của Bộ Xây dựng, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã phối hợp với UBND TP HCM và tỉnh Đồng Nai về việc tháo gỡ khó khăn, và vướng mắc trong triển khai các dự án bất động sản. Đến nay, Tổ công tác đã có được 108 văn bản báo cáo về tình hình khó khăn cùng kiến nghị của địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp và người dân có liên quan tới 168 dự án. Bên cạnh đó, cũng nghiên cứu, kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền hay gửi tới cơ quan có thẩm quyền xử lý 108 văn bản. Bộ Xây dựng đã có báo cáo về tình trạng triển khai gửi Thủ tướng Chính phủ cũng như báo cáo trực tiếp tại các cuộc họp Tổ công tác.
Các chuyên gia đánh giá rằng dẫu khó khăn trên thị trường bất động sản vẫn còn đó, song với nỗ lực gỡ khó cho doanh nghiệp, dự án của Chính phủ cùng các bộ, ngành và địa phương hay quyết tâm vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp, thì thị trường bất động sản sẽ nhanh chóng hồi phục.
Theo bà Phạm Thị Miền, Phó trưởng ban Nghiên cứu thị trường và Xúc tiến đầu tư bất động sản (Hội Môi giới bất động sản Việt Nam), qua dữ liệu nghiên cứu thị trường bất động sản Việt Nam quý II và 6 tháng đầu năm 2023 có thể thấy thị trường quý II đã có chuyển biến khả quan hơn quý I, tuy nhiên vẫn cần thêm động lực lớn để có thể đi lên mạnh mẽ.
Trong quý II, có hơn 200 dự án nhà ở mở bán trên cả nước, tung ra thị trường khoảng 20.000 sản phẩm. Nhiều dự án đã được gia hạn tiến độ, tái khởi động, khởi động kinh doanh. Trong đó, các sản phẩm đất nền và thấp tầng chiếm khoảng 53% trong tổng lượng cung nhà ở. Khu vực Tây Nam Bộ là nơi tập trung nguồn cung mới (chiếm 44% cả nước).
Thế nhưng, nhiều chủ đầu tư cho rằng vẫn còn hiện tượng trốn tránh, đùn đẩy trách nhiệm của một số cán bộ nhà nước nên thủ tục về pháp lý bị chậm khiến doanh nghiệp bị ảnh hưởng.
Trong bối cảnh đó, vẫn có các điểm sáng tại một số địa phương như Khánh Hòa, Đà Nẵng, Long An, và nhất là TP HCM, với sự tham gia tích cực của cơ quan quản lý nhà nước về việc giải quyết vướng mắc của từng dự án và phê duyệt dự án.
Một tín hiệu tích cực khác là việc các chủ đầu tư dự án lần đầu tiên sau nhiều năm cho thấy rõ thiện chí bán hàng với rất nhiều chính sách ưu đãi kích cầu như khuyến mại, chiết khấu, hỗ trợ lãi suất dài hạn, nhất là nhận nhà sớm khi khách hàng thanh toán 30-40% giá trị (trước đây là 95%), gia tăng chiết khấu, phương thức chi trả hấp dẫn, đặc biệt là với khách hàng dùng tiền mặt và kéo dài thời gian thanh toán (điển hình có dự án lên tới 3 năm). Điều đó giúp doanh nghiệp xử lý được vấn đề về nguồn vốn và thanh khoản.
Hotline
0385.28.28.28
Góp ý
0385.666.666
TRỌN CHỮ TÍN - VẸN CHỮ TÂM
CÔNG TY CỔ PHẦN ABTLAND
Mã số doanh nghiệp: 5400535672
Thị Trấn Bo, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình
TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA ABT
THẬT TÂM - TRUNG THỰC - CÔNG KHAI - MINH BẠCH